Ý nghĩa của cây Tùng La Hán trong phong thủy cảnh quan
Cây Tùng La Hán là một trong bốn loài cây phong thủy quen thuộc Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Đây là loại cây quý hiếm, có hình dáng đẹp đến từng chi tiết từ rễ đến lá. Hơn thế nữa, càng đi sâu tìm hiểu, người ta lại càng thấy nhiều ý nghĩa phong thủy của Tùng La Hán. Không chỉ được trồng ở ngoài vườn, trong nhà hoặc chơi bonsai, cây còn được dùng làm quà biếu tặng.
1. Hình dáng bên ngoài của cây Tùng La Hán
Cây Tùng La Hán là loài cây thân gỗ. Tên gọi này xuất phát từ việc quả của cây có hình giống tượng La Hán. Ngoài ra chúng còn được gọi là cây sam đất, vạn niên tùng,…Chúng sinh trưởng ở những vùng đất cao khô cằn, khắc nghiệt. Nếu được trồng trong tự nhiên, chúng có thể cao từ 5-7m.
Cây có hình dáng khá giống cây thông với phần thân xù xì, gồ ghề. Cành mọc ngang hoặc rủ xuống. Lá cây vạn niên tùng là lá kim, có dáng thuôn dài và mọc đối xứng, xen kẽ nhau rất đẹp. Điểm đặc biệt của Tùng La Hán nằm ở chỗ lá của chúng có màu xanh quanh năm: khi còn non lá mang màu xanh nhạt, khi đã già sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Quả của cây Tùng La Hán cũng có hai màu: màu xanh bên trên màu tím nhạt bên dưới, khi chín quả sẽ chuyển sang màu đen. Hoa của Tùng La Hán thường nở vào tháng 5 có đài to, bên dưới có bốn vảy dạng tuyến.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, được du nhập khắp châu Á và có mặt ở Việt Nam từ khá lâu đời. Ở nước ta có hai loại phổ biến là: Cây vạn niên tùng Đài Loan và cây vạn niên tùng la hán – Tùng La Hán Nhật Bản. Nếu như trước kia, chỉ những nhà quý tộc giàu có mới có khả năng chơi loại cây này thì giờ đây chúng đã phổ biến với cả những người “có thu nhập kinh tế trung bình”. Có thể nói đã chơi cây cảnh thì ít nhất cũng phải có một cây vạn niên tùng trong bộ sưu tập.
2. Cây Tùng La Hán có ý nghĩa gì trong phong thủy
2.1. Mang lại may mắn bình an
Với hình dáng quả đặc biệt, giống bức tượng La Hán nên người xưa quan niệm cây Tùng là loài cây quý hiếm, linh thiêng. Những người sở hữu loài cây này sẽ có được sự may mắn, bình an.
2.2. Sự phồn vinh, thịnh vượng
Sự phồn vinh, thịnh vượng là ý nghĩa của cây Tùng La Hán được nhiều người biết đến hơn cả. Cũng bởi sức sống dẻo dai, bền bỉ trong mọi điều kiện, đặc biệt là hình ảnh màu lá xanh mơn mởn quanh năm đã giúp cây mang ý nghĩa phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống.
2.3. Mang lại tài lộc
Khác với sự phổ biến hiện tại, trước kia cây Tùng La Hán là loài cây chỉ được trồng trong nhà vua chúa, quý tộc. Những gia đình có điều kiện thấp gần như chẳng dám mơ ước đến loài cây này. Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính, nghiêm trạng thì cây Tùng còn toát lên dáng vẻ của sự thanh tao, quyền quý, sang trọng. Vì vậy Tùng La Hán biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý.
2.4. Thể hiện khí phách người anh hùng
Tùng La Hán có phần thân và rễ xù xì nên cây toát lên vẻ phong trần, mạnh mẽ, hoang dại. Bản chất của cây tùng là loại cây mọc trên núi cao, dù điều kiện đất có thiếu dinh dưỡng, khô cằn thì cây vẫn phát triển một cách vững vàng, hiên ngang và mang một sắc xanh tươi trước sau như một. Nhờ hai yếu tố này mà ý nghĩa của Tùng La Hán trong phong thủy để nói đến phẩm chất quân tử, đấng trượng phu, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, dám đương đầu với mọi thử thách và môi trường sống.
2.5. Thể hiện sự trường sinh bất lão
Vừa sống ở vùng đất khắc nghiệt, vừa có tuổi thọ lên đến cả trăm năm tuổi, cây Tùng La Hán còn mang ý nghĩa sức khỏe dẻo dai, trường sinh bất lão. Vì vậy nên nhiều người dùng loài cây này làm món quà gửi đến bề trên và các đấng sinh thành như muốn thay cho lòng hiếu thảo, sự kính trọng và lời chúc “Thọ tựa nam sơn”.
3. Chơi cây Tùng La Hán để hút được tài lộc
3.1. Cây Tùng La Hán hợp mệnh gì?
Với nhiều ý nghĩa phong thủy như đã nói ở trên, cây Tùng La Hán được nhận xét là một loài cây lành tính, không quá kén người chơi và thích hợp với mọi không gian. Tuy nhiên, xét về mặt phong thủy, Tùng La Hán đặc biệt phù hợp với người có mệnh Kim, Thủy.
3.2. Vị trí đặt cây Tùng La Hán
Việc lựa chọn cây Tùng La Hán cho những người hợp mệnh có thể giúp mang lại may mắn, hút nhiều tài lộc. Tuy nhiên, nếu có thể học thêm cách bài trí cây sao cho chính xác thì cây còn mang đến cho gia chủ nhiều hơn thế nữa về mặt phong thủy.
Ở trong nhà: Là một loài cây ưa ánh sáng nên nhiều người nghĩ rằng nó chỉ hợp trồng bên ngoài sân, nơi có thể tiếp xúc với trực tiếp và nhiều nhất với mặt trời. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nhiều người lựa chọn Tùng La Hán kích thước nhỏ để có thể bày trên bàn làm việc. Nó không chỉ giúp căn phòng của bạn tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn mang đến cho gia chủ một không gian thoải mái, dễ chịu, mát mẻ, thu hút tài lộc, mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.
Trước cửa nhà: Xét về mặt khoa học và tâm linh, cửa nhà là nơi đón nhận những năng lượng tích cực cho toàn bộ gia đình. Vì vậy nên việc trồng cây Tùng La Hán trước cửa nhà giúp cho gia chủ có thể đón nhận nhiều tài lộc, may mắn và những linh khí tốt đẹp.
Trước sân vườn: Trong sân vườn rộng rãi luôn cần có một loài cây đứng độc lập để tạo điểm nhấn về mặt thẩm mỹ. Chính vì vậy nhiều người lựa chọn cây Tùng La Hán cho vị trí này. Một loài cây có sự hiên ngang, bất khuất, đứng vững vàng sẽ trở thành phần khung chắc chắn cho các loài cây thấp, mọc theo khóm cụm bên dưới điểm xuyết, trang trí. Thêm vào đó, linh khí tốt của Tùng La Hán giúp cho khu vườn của bạn luôn mát mẻ, trong lành. Điều này có thể thấy rõ nhất nếu bạn trồng cây ở hướng phía Nam.
3.3. Cách chăm sóc cây Tùng La Hán
Dù được nhận xét là loại cây dễ trồng và có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt nhưng khi mang cây từ ngoài tự nhiên về trồng trong nhà, bạn cũng cần phải chú ý chăm sóc đến chúng. Có được quan tâm, để ý thì cây Tùng La Hán mới phát huy được hết vẻ đẹp vốn có của nó cũng như những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại.
Đất: Đất trồng cây Tùng La Hán không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng; đặc biệt là những cây được mang vào chậu để chơi bonsai. Một gợi ý cho bạn đó là có thể trộn mùn, tro trấu cùng xơ dừa để giữ độ thoáng ẩm cho cây.
Nước: Không phải là loài cây quá ưa ẩm nên bạn đừng “tham lam” vào việc tưới nước cho cây. Mỗi tuần chỉ cần tưới khoảng 2 lần và mỗi lần chỉ cần tưới lượng vừa đủ, không nên để cây quá khô cũng không nên để chúng rơi vào tình trạng úng nước. Bạn có thể dùng bình xịt để phun một lớp nước mỏng lên về mặt lá hoặc dùng khăn ướt để lau. Điều này sẽ giúp lá được sạch và quang hợp tốt hơn, đảm bảo màu xanh của lá luôn được giữ trọn vẹn.
Ánh sáng: Thông thường, Tùng La Hán được gia chủ chọn làm cây cảnh bonsai, cây phong thủy trong nhà nên dù nơi ánh sáng ngập tràn hay bóng râm mát mẻ thì cây cũng dễ dàng thích nghi. Nếu bày cây Tùng La Hán trong phòng làm việc thì bạn cũng đừng lo lắng quá. Hãy mang cây ra ngoài trời vào lúc sáng sớm và chiều muộn để cây trao đổi với không khí bên ngoài. Không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng buổi trưa gay gắt dẫn đến tình trạng héo lá, cháy lá.
Gió: Vì là loại cây sống trên núi cao – nơi có nhiều gió mát – nên gia chủ cần đặc biệt chú ý yếu tố này khi chăm sóc cây. Nếu thiếu gió, lá cây sẽ rụng dần, thưa thớt gây mất thẩm mỹ. Nếu “no” gió giống trong tự nhiên, lá cây sẽ dày và xanh mướt. Tuy nhiên điểm thú vị là chúng cũng không quá kén chọn. Nếu cây được đặt ở trong phòng, có thể đặt chúng trước quạt lớn hoặc ngay trước cửa điều hòa để cây đón gió.
Phân bón: Dù không quá cần thiết nhưng phân bón cũng không nên bị bỏ quên nếu bạn đang chăm sóc cây Tùng La Hán. Hàng năm, có thể bón Kali để thân cây chắc khỏe, đảm bảo tăng cường màu xanh cho lá.
Nếu bạn còn đang chần chừ về việc quyết định nên mua loại cây nào thì hi vọng bài viết về Tùng La Hán này đã gợi ý cho bạn một giống cây phù hợp để trang trí và mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Phú Vinh Green cung cấp dịch vụ thiết kế sân vườn chuyên nghiệp, đẳng cấp sẽ giúp bạn sắp xếp, bài trí cây cũng như các tiểu cảnh sao cho phù hợp, hài hòa và phong thủy cho gia chủ.
—————————————————
Hotline : 0982 494 669 – 070 22 44 669